Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Nên ăn gì khi bị thoát vị đĩa đệm

Những căn bệnh về xương khớp như bệnh thoát vị đĩa đệm và vôi hóa cột sống ngày nay gặp rất nhiều. Chế độ ăn uống cũng góp một phần quan trọng đối với hiệu quả chữa trị bệnh. Dưới đây là điểm danh những món ăn mà người thoát vị đĩa đệm lưng nên dùng.
Hoặc truy cập website cachchuathoatvidiadem.com để hiểu rõ hơn.
  • Nhóm thực phẩm giàu canxi
Nếu tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm cũng như bệnh liên quan đến xương khớp, ai cũng biết canxi có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển khỏe mạnh của hệ xương khớp và cơ bắp, và kể cả việc truyền đi các tín hiệu đến các tế bào thần kinh. Những người bị thoát vị đĩa đệm, loãng xương hay thường xuyên mắc bệnh xương khớp cần bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể từ các loại thực phẩm như cá, tôm, cua đồng, sữa, đậu nành, các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, rau diếp… để hệ xương khớp chắc khoẻ và dẻo dai, hỗ trợ tốt cho quá trình chữa trị bệnh.

  • Nhóm thực phẩm giàu omega-3
Những thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạnh nhân, hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt vừng, quả óc chó, đậu nành, bắp cải… rất cần thiết cho người bị thoát vị đĩa đệm. Omega-3 khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành chất  prostaglandin có khả năng chống lại các phản ứng viêm và giảm thiểu những cơn đau nhức rất hiệu quả.

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin 


Vitamin có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và phục hồi cơ thể. Người bị thoát vị đĩa đệm cần bổ sung các vitamin C,D,E vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Nguy hiểm từ mổ thoát vị đĩa đệm

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như về những trường hợp gặp rủi ro liệt người do mổ điều trị thoát vị đĩa đệm và vôi hóa cột sống, đã khiến nhiều bệnh nhân hoang mang. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống rất thường gặp và đáng quan tâm bởi không chỉ ảnh hưởng lên cá nhân người bệnh mà còn đến kinh tế gia đình và xã hội. Tuy nhiên, do bệnh nhân thiếu thông tin, do một số bác sĩ nhận diện không đúng bệnh lý, lạm dụng thái quá các kỹ thuật chẩn đoán… mà đã có nhiều trường hợp tiền mất tật mang.

Không phải bất cứ thoát vị đĩa đệm nào tại vùng thắt lưng đều bắt buộc điều trị mổ mà có thể dùng thuốc trị đau lưng. Nếu bác sĩ chỉ định đúng, thường mang lại kết quả cao và thoả mãn được mong đợi của người bệnh. 

Ngược lại, sẽ dẫn đến hiệu quả điều trị thấp, nhiều biến chứng, liệt người, thậm chí tử vong. Hiện có hai phương pháp được coi là chính thống trong điều trị thoát vị đĩa đệm được thực hiện hàng ngày tại nhiều bệnh viện lớn, là mổ vi phẫu và mổ nội soi. Hai phương pháp này là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
Xem thêm: Đừng làm ngơ với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (http://goodheathforbeautifullife.over-blog.com/2017/02/dung-lam-ngo-voi-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.html)

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Hiểm họa thoát vị đĩa đệm đến từ chiếc ghế văn phòng

Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu khác nhau, người ta phát hiện việc ngồi làm việc trên ghế văn phòng trong thời gian quá lâu sẽ dẫn đến các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm cột sống. Cụ thể như:


+ Tư thế ngồi sai: Nhiều người không hề quan tâm đến việc tư thế ngồi, khoảng cách hợp lý giữa mặt đén bàn…Và ngồi sai tư thế trong suốt khoảng thời gian dài, có thể một vài năm như thế sẽ dẫn đến các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, bệnh thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…

+ Béo phì: Trường hợp này thường gặp ở chị em phụ nữ. Họ ngồi làm việc quá lâu trong một tư thế bất động, dẫn đến lười vận động và chứng ăn vặt khiến chị em tăng can mất kiểm soát. Đây là lý do dẫn đến việc chị em rất dễ bị bệnh xương khớp.

Để hạn chế tình trạng này, khi phải ngồi làm việc, chúng ta hãy nghiên cứu độ cao hợp lý của ghế ngồi với bàn làm việc, chèn một chiếc gối mềm đằng sau cột sống để hạn chế ma sát, đây được coi là biện pháp phòng ngừa bệnh xương khớp khá tốt.

Ngoài bệnh xương khớp, chiếc ghế văn phòng còn khiến chị em dễ mắc các nguy cơ như ung thư đại tràng, trực tràng…

Vì những lý do trên, nếu đang làm việc trong môi trường văn phòng, tốt nhất là thường xuyên vận động và chỉ có thể vận động nhiều để giảm đi nguy cơ mắc bệnh xương khớp và một số chứng bệnh khác. Ngoài ra bạn cũng nên dành thời gian để tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị cũng như cách phòng tránh để có thể giữ cho mình sức khỏe tốt hơn.
Xem thêm bài : Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và những nhầm lẫn tai hại http://cachchuathoatvidiadem.com/thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-va-nhung-nham-lan-tai-hai/ để biết thêm về căn bệnh này.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm ngay tại chỗ

Trong số những kiến thức về thoát vị đĩa đệm và cách điều trị, một số bài tập cũng được khuyên nên thực hiện, đây là cách chữa thoát vịđĩa đệm cột sống thắt lưng theo dạng bảo tồn, tức không dùng đến phẫu thuật.
Một vài động tác tập thể dục mà người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên thực hiện:
Động tác 1:
+ Nằm thẳng trên giường hoặc trên một mặt phẳng.
+ Hai đầu gối co lên, hai bàn chân đặt trên mặt phẳng đó, điều chỉnh sao cho phần xương cột sống thắt lưng chạm xuống mặt sàn, hóp bụng.
+ Giữ nguyên tư thế đến khi nào mỏi thì thả lỏng về trạng thái ban đầu sau đó tiếp tục thực hiện tương tự. Tập luyện trong khoảng 15-20 phút


Động tác 2:
+ Nằm thẳng, co hai đầu gối, hóp bụng, lấy sức nâng mông lên cao, 2 tay để thẳng, chú ý thẳng phần lưng
+ Khi cơ thể mỏi người bệnh có thể nghỉ ngơi, quay về trạng thái ban đầu, sau đó tiếp tục làm tương tự.
Tác dụng: 2 động tác trên đều có tác dụng co giãn phần xương cột sống, các cơ dây chằng vùng thắt lưng giúp giảm đau hiệu quả, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phần đĩa đệm bị chệch ra thu về vị trí ban đầu. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì tập luyện hàng ngày để đạt được kết quả
Chú ý:

Người bị thoát vị đĩa đệm không nên tập các động tác đòi hỏi bạn phải cúi đầu, gù lưng…bởi đây là những động tác khiến bệnh tình của bạn thêm nghiêm trọng hơn.
Mời bạn truy cập fan page https://www.facebook.com/cachchuathoatvidiademcom/ để có đọc thêm nhiều tin tức thú vị về sức khỏe.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Tập thể dục chữa thoát vị đĩa đệm

Tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, giúp tinh thần thư giãn thoải mái hơn mà còn có tác dụng điều trị bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm được hiệu quả. Hãy cùng tham khảo và tìm hiểu tác dụng của việc tập thể dục chữa thoát vị đĩa đệm lưng bằng các động tác đơn giản ngay tại nhà sau đây:

Theo tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm thì để chữa bệnh hiệu quả nhất, ngoài việc tìm kiếm được thuốc điều trị thoát vịđĩa đệm thắt lưng hiệu quả thì việc kết hợp với tập thể dục sẽ làm cho liệu trình điều trị phát huy hiệu quả tốt nhất và rút ngắn thời gian hơn.
Tập thể dục: Mỗi ngày dành 30 phút sáng, chiều để tập luyện thể dục, thể thao, không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh từ đó phòng tránh bệnh được tốt hơn mà còn giúp điều trị các bệnh như đau lưng, thoát vị rất hiệu quả. Ngoài ra kết hợp giữa các bài tập thể dục cùng với chế độ ăn uống, cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ phần nào hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm được tốt hơn, làm giảm thiểu các cơn đau buốt, nhức mỏi khiến người bệnh thoải mái hơn.


Bơi lội: Bơi lội là môn thể thao được nhiều người yêu thích và lựa chọn nhằm rèn luyện sức khỏe nhất là trong thời tiết mùa hè nóng nực. Bài tập này không chỉ giúp tăng cường thể lực, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể mà còn rất phù hợp để điều trị các bệnh liên quan đến các cơ, gân, xương khớp, đau lưng đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm.
Xem thêm:Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và những nhầm lẫn tai hại (http://cachchuathoatvidiadem.com/thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-va-nhung-nham-lan-tai-hai/)

Triệu chứng thường thấy ở thoát vị đĩa đệm lưng


Những căn bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm và vôi hóa cột sống ngày nay xuất hiện khá nhiều. Cùng tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm để có thể chữa trị bệnh tốt nhất.Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Và khi thoát vị đĩa đệm có đè ép vào rễ dây.

Một Số Triệu Chứng Cả Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm 

Thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau tọa lưng). Khi thoát vị ở vị trí cổ, sẽ gây đau cổ gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép. Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm người bệnh thường phải nằm im một chỗ không di chuyển được vì rất đau đớn. Dưới đây là một số biểu hiện ban đầu cho thấy bạn có thể bị bệnh thoát vị đĩa đệm. 

Triệu chứng đau của bệnh thoát vị đĩa đệm 

Đau là triệu chứng nổi bật nhất và xuất hiện đầu tiên của bệnh thoát vị đĩa đệm lưng. Cơn đau có thể là âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài không dứt khi bạn cử động và sẽ bớt dần nếu bạn nằm nghỉ ngơi.Tuỳ theo vị trí bị thoát vị mà nó cũng gây đau theo chiều hướng khác nhau: 

Nếu vị trí thoát vị ở đốt sống cổ thì nó sẽ gây đau cột sống cổ , cơn đau lan rộng ra vai gáy và kéo dài xuống 2 cánh tay.

Nếu vị trí thoát vị ở cột sống lưng thì không chỉ gây đau ở vùng cột sống lưng mà nó còn gây đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh toạ hay đau thần kinh đùi bì.

Triệu chứng tê bì

Người mắc bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác bị tê bì như có kiến bò. Triệu chứng này cò thể xuất hiện ở bàn chân, gót chân , mu bàn chân, đùi, cánh tay,bàn tay và các ngón tay…tuỳ theo vị trí rễ thần kinh bị chèn ép.

Triệu chứng teo cơ yếu liệt

Thường sau một khoảng thời gian dài chịu đau đớn mà bạn không tích cực cử động để duy trì khả năng vận động của các khớp thì các cơ sẽ dần bị teo . Khi có hiện tượng này thì bạn sẽ thấy tay chân mình dần bị teo nhỏ lại và không còn sức lực nữa. Việc đi lại, co duỗi tay chân với bạn lúc này đều trở nên khó khăn. thậm chí bạn không còn đi lại được nữa. Đây là triệu chứng xuất hiện sau cùng và nguy hiểm nhất của bệnh.
Tìm hiểu thêm tại website:http://cachchuathoatvidiadem.com/

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Uống thuốc khi bị nhân xơ tử cung thế nào là tốt?

Nhân xơ tử cung uống thuốc gì là điều mà các chị em đang rất được quan tâm. Vậy uống thuốc gì là tốt? Hãy xem bài viết sau đây để hiểu rõ!

Khi nào cần điều trị nhân xơ tử cung?

Nhân xơ tử cung là các khối u phát triển ở nhiều vị trí khác nhau ở trong lòng tử cung. Khối u có kích thước và hình dạng khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, sức đề kháng của mỗi người, và có tiến triển theo nhiều hướng.
Nhân xơ tử cung uống thuốc gì là hiệu quả nhất? || thảo được Hoa Đà:
Bị nhân xơ tử cung uống thuốc gì là hiệu quả nhất?
Những khối nhân xơ tử cung chỉ cần điều trị khi khối u có tiến triển sau một quá trình theo dõi hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.
Nhân xơ tử cung thường được điều trị bằng thuốc khi kích thước khối u < 5cm. 
Như vậy không phải tất cả các bệnh nhân nhân xơ tử cung đều cần điều trị và cách điều trị không giống nhau ở mỗi người. Đối với những trường hợp cần thiết điều trị, để biết bệnh nhân xơ tử cung uống thuốc gì? 

Nhân xơ tử cung uống thuốc gì là tốt?

Nhân xơ tử cung uống thuốc gì là hiệu quả nhất? || thảo được Hoa Đà:
Thuốc chữa nhân xơ tử cung thường là thuốc làm ức chế hoocmon estrogen
Các thuốc sau đây được sử dụng làm giảm chảy máu kinh nguyệt nặng, thiếu máu:
  • Thuốc chống viêm (NSAID): làm giảm chuột rút kinh nguyệt và làm giảm chảy máu nặng trong thời kì kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Thuốc kiểm soát hóc-môn sinh sản(viên, miếng dán, hoặc vòng) làm giảm chu kì kinh nguyệt nặng và đau trong khi ngăn chặn mang thai. Nhưng không ảnh hưởng đến kích thước của khối nhân.
  • GnRH-a : để cơ thể giống như trong thời kì mãn kinh làm co các khối nhân xơ tử cung. GnTH-a chỉ nên sử dụng vài tháng vì nó làm suy yếu xương.
  • Ulipristal (Fibristal) được sử dụng để điều trị trung bình đến các triệu chứng nặng của nhân xơ tử cung ở những phụ nữ đang có kế hoạch để thực hiện phẫu thuật. 
———————————————————
Ngoài sử dụng các loại thuốc Tây chỉ có tác dụng lâm thời, các chị em có thể sử dụng các loại thảo dược Đông Y  của nhà thuốc Hoa Đà nhằm điều trị sâu hơn phần gốc làm giảm khả năng phát triển của khối nhân.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

5 bệnh lý làm ảnh hưởng đến sinh sản của phụ nữ

Những bệnh lý như buồng trứng đa năng, ung thư buồng trứng, suy buồng trứng sớm ,... có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Hãy theo dõi bài viết sau đây để rõ nhé!!

Buồng trứng là một bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nữ, chịu trách nhiệm sản xuất ra hormone nữ cũng như sản xuất và tích trữ số lượng trứng. Đây cũng là cơ quan quan trọng quyết định đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Những bệnh lý như như viêm buồng trứng, ung thư buồng trứng, buồng trứng đa nang, suy buồng trứng… nguy hại cho sức khỏe có thể dẫn đến vô sinh nữ.

Viêm ứ nước vòi tử cung


Đây là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp. Bệnh có hai giai đoạn cấp tính và mạn tính với những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Viêm buồng trứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của chị em, đặc biệt là sức khỏe sinh sản, nó có thể là nguyên nhân gây vô sinh.


Ung thư buồng trứng có nguy cơ gây tử vong cao thứ 3 chỉ sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung

Bệnh có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: Việc vệ sinh cá nhân kém sạch sẽ, đặc biệt là vấn đề vệ sinh trong mỗi kỳ kinh nguyệt không đảm bảo, không thay băng vệ sinh thường xuyên… Điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong gây viêm nhiễm buồng trứng.

Phụ nữ "chuyện ấy" bừa bãi, "chuyện ấy" không an toàn, không vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, quan hệ trong kỳ kinh nguyệt, quan hệ trong môi trường kém sạch sẽ… cũng là nguyên nhân gây viêm buồng trứng do vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong qua đường quan hệ.

Phụ nữ phá thai nhiều lần, phá thai ở những cơ sở y tế kém chất lượng, dụng cụ y tế không đảm bảo, không chăm sóc vùng kín cẩn thận sau phá thai cũng có thể gây viêm buồng trứng. Việc sử dụng các dụng cụ phòng tránh thai như: đặt vòng tránh thai… cũng là nguyên nhân của viêm buồng trứng.

Phụ nữ mắc một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung… cũng có thể lây lan và gây viêm nhiễm đến cả buồng trứng.

Khi bị viêm buồng trứng, chị em thường có một số dấu hiệu như sau: Vùng kín tiết nhiều khí hư bất thường, thậm chí có thể bị xuất huyết ở âm đạo thường xuyên. Người bệnh bị đau bụng dưới, trướng bụng, đau vùng xương hông, đau nhiều hơn khi bị hành kinh. Kinh nguyệt ra nhiều hoặc kinh nguyệt bị vón cục. Cũng có thể bị nóng sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, hậu môn bị sưng phù nhẹ.

Những biểu hiện trên thường rõ ràng trong giai đoạn viêm buồng trứng cấp tính. Trong giai đoạn mạn tính, viêm buồng trứng thường không có biểu hiện gì rõ rệt, nhưng hậu quả mà viêm buồng trứng gây ra thì cực kì nguy hiểm. Vì ít biểu hiện nên viêm buồng trứng mạn tính thường ít được chị em chú ý, bệnh không được điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng hiếm muộn, vô sinh ở phụ nữ.

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm buồng trứng, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ siêu âm, khám xét nghiệm tìm ra tác nhân gây bệnh, sau đó sẽ có những hướng điều trị phù hợp.

Viêm buồng trứng thường được bác sĩ điều trị bằng thuốc kháng sinh, tuy nhiên, trong quá trình điều trị, để đạt hiệu quả tối đa, bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh u nang buồng trứng



U nang buồng trứng là bệnh thường gặp nhất ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh có nhiều loại, cụ thể như sau:

U nang cơ năng là những nang nhỏ, vỏ mỏng, chứa dịch. U có thể mất đi sau một vài kỳ kinh nguyệt và nó không có tổn thương về giải phẫu. U nang cơ năng sinh ra do rối loạn chức năng bài buồng trứng.

U nang thực thể thường là những u lành tính nhưng hoàn toàn có thể trở thành u ác tính nếu không được chữa trị kịp thời.

U nang nước là loại u nang có vỏ mỏng, chứa dịch, có cuống dài không dính vào xung quanh.

U nang nhày buồng trứng thường to, có nhiều thuỳ, vỏ nang dày bên trong chứa dịch nhày màu vàng và hay dính vào các tạng xung quanh.

U nang bì buồng trứng chiếm khoảng 25% các khối u buồng trứng. Thường là u ác, tổ chức u rất đặc biệt, vỏ khối u có cấu trúc như da, có lớp sừng, mỡ… bên trong có chứa tóc, răng, bã đậu...

U lạc nội mạc tử cung là sự xuất hiện của nội mạc tử cung ở buồng trứng, thường ở vỏ buồng trứng. Nang lạc nội mạc tử cung có thể phá huỷ tổ chức buồng trứng lành, thường có ở cả hai buồng trứng, trong nang chứa dịch màu nâu sẫm. U thường gây đau, dính vào các tạng xung quanh và gây vô sinh.

Những khối u nang ở buồng trứng phát triển chậm và thường không có triệu chứng, nên khi phát hiện thì chúng đã phát triển khá lớn. Mặc dù đa số các khối u ở buồng trứng là lành tính, chỉ khoảng 5% phát triển thành ung thư, nhưng chúng ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản của phụ nữ.


Buồng trứng đa nang



Buồng trứng có nhiều nang nhỏ là dấu hiệu của hội chứng đa nang buồng trứng. Bệnh này có nguy cơ rất cao cản trở việc thụ thai và có thể gây ra hiện tượng vô sinh ở nữ. Buồng trứng có nhiều nang nhỏ là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, khiến mức độ hoóc-môn sinh dục tăng cao.

Cơ thể không có khả năng rụng trứng do sự sản sinh quá mức của hoóc-môn sinh dục nam (testoterone) và thiếu hóc môn sinh dục nữ và sản sinh hoóc-môn giới tính duy trì thai của buồng trứng. Do thiếu lượng hoóc-môn sinh sản, hoóc-môn sinh dục nam testoterone không thể chuyển hóa thành hoóc-môn sinh dục nữ và nang trứng không thể chín và rụng.

Mặt khác, hoóc-môn LH của tuyến yên cao, kích thích buồng trúng sản xuất estrogen và tạo ra những thay đổi mô học. Quá trình phát triển của nang noãn sẽ bị gián đoạn do sự gia tăng bất thường về nồng độ testoterone và LH của tuyến yên. Khi nang noãn không phát triển, đồng nghĩa với việc trứng cũng không thể phát triển và sẽ không có hiện tượng rụng trứng. Điều này khiến các nang noãn bị ức chế và tạo thành các hạt nhỏ ở buồng trứng gây hội chứng đa nang. Đồng thời, khi không phóng noãn nên các hoóc-môn progesterone cũng không thể sản xuất được và nồng độ estrogen không thay đổi.



Hình ảnh cơ quan sinh sản của nữ giới.

Triệu chứng thường gặp khi bị hội chứng đa nang buồng trứng là: kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt; mọc nhiều mụn trứng cá; tăng cân nhanh; rậm lông…

Những chị em phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang thường khó thụ thai do chu kỳ rụng trứng không đều đặn. Ngoài ra, chị em còn có nguy cơ mắc một số bệnh như: cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, béo phì...

Suy buồng trứng sớm



Suy buồng trứng sớm là hiện tượng chức năng buồng trứng ngừng hoạt động sớm, khi phụ nữ dưới tuổi 40. Nguyên nhân gây bệnhcó thể do di truyền, bệnh tự nhiên, do nhiễm khuẩn, do can thiệp của phẫu thuật, sau khi điều trị hóa chất, xạ trị... Biểu hiện thường gặp khi bị suy buồng trứng sớm là: rối loạn kinh nguyệt, khó ngủ, giảm ham muốn giường chiếu, âm đạo khô... Khi buồng trứng bị suy sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới.


Ung thư buồng trứng



Ung thư buồng trứng là bệnh nguy hiểm ở chị em phụ nữ. Bệnh có nguy cơ gây tử vong cao thứ 3 chỉ sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Mặc dù chưa biết rõ nguyên nhân cụ thể gây bệnh, nhưng những yếu tố thuận lợi là môi trường độc hại, tuổi sau 40, yếu tố hoóc-môn, di truyền, nhiễm khuẩn, nhiễm HPV…

Triệu chứng thường gặp: Đau lưng, bụng to nhanh, cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, tự sờ thấy khối u ở bụng, bụng có nước.

Trên đây là những bệnh ở buồng trứng thường gặp nhất, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sống của phụ nữ . Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình chị em nên có những cách phòng bệnh hiệu quả.

Chẳng hạn, khi đến tuổi trưởng thành và khi bắt đầu có "chuyện ấy" thì nên đi khám phụ khoa một cách thường xuyên định kì (6 tháng/lần) hoặc khi có dấu hiệu bất thường thì cần đi khám bệnh ngay để phát hiện sớm những bệnh lý của buồng trứng.

Chúc các bạn nữ có một sức khỏe thật tốt!!!

6 dấu hiệu ban đầu của bệnh nên biết

Sức khỏe rất là quan trọng đối với mỗi người, bạn hoàn toàn có thể tránh được những bệnh nguy hiểm nếu nhận biết sớm. Hãy theo dõi bài viết sau để rõ nhé!


Dưới đây là 6 bệnh nghiêm trọng gần như không có triệu chứng bên ngoài và khi phát hiện ra thì đã nặng.


1. Huyết áp cao



Theo một nghiên cứu của Canada năm 2013 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, gần một nửa số người bị huyết áp cao không hề biết rằng mình đang bị bệnh. Mary Bauman, bác sĩ tim mạch tại thành phố Oklahoma và phát ngôn viên quốc gia của Hiệp hội tim mạch Mỹ cũng chia sẻ: "Bạn có thể bỏ qua các triệu chứng bệnh huyết áp cao trong thời gian dài và sau đó thì nó xuất hiện một cách đột ngột giống như thể ném bạn xuống vực thẳm, đó là biểu hiện của những cơn đau tim, đột quỵ hoặc phát triển bệnh thận".



Phòng bệnh: Hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên cho dù bạn không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Thậm chí, bác sĩ Mary Bauman còn khuyên: Bạn không nhất thiết phải đến bệnh viện lớn, chỉ cần tới những cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe là đã có thể được kiểm tra huyết áp của mình.

2. Chứng ngưng thở lúc ngủ


Không chỉ những người thừa cân mới dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Theo một nghiên cứu của Thụy Điển năm 2012, có tới 1/2 số phụ nữ trong độ tuổi từ 20-70 mắc hội chứng này. Căn bệnh này có thể liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.

Tiến sĩ Richard Rose, giám đốc điều hành và CMO của Sommetrics (một nhà sản xuất các phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ) và phó giáo sư trợ giảng y khoa tại trường Y UCSD giải thích: Chứng ngưng thở khi ngủ thường khó nhận biết ở phụ nữ vì các triệu chứng bệnh thường tinh tế hơn nhiều. Nếu như triệu chứng chung cảnh báo bệnh này thường là ngủ ngáy và thường xuyên buồn ngủ trong ngày thì ở nhiều chị em, họ phải trải qua những cơn đau đầu, rối loạn tâm trạng cũng như vô cùng mệt mỏi vào buổi sáng. Tuy nhiên, nhưng triệu chứng này thường bị bỏ qua nên ít ai ngờ rằng mình đang mắc chứng ngưng thở khi ngủ.



Phòng bệnh: Hãy gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu tinh tế trên. Tốt nhất, bạn nên gặp các bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ để được tư vấn làm sao có giấc ngủ ngon và được theo dõi nhịp tim, thở mô hình, nồng độ oxy trong máu...

3. Tăng nhãn áp

Mặc dù căn bệnh này thường gặp nhiều ở nhóm phụ nữ da trắng nhưng không có nghĩa là những nhóm còn lại không có nguy cơ. Bệnh tăng nhãn áp có ảnh hưởng đến thị lực bởi nó làm tổn hại đến thần kinh thị giác.

Theo Tiến sĩ Joel Schuman, trưởng khoa Mắt tại Trung tâm Y khoa Đại học New York giải thích thì sự thay đổi về thị lực có thể xảy ra từ từ mà bạn không nhận thấy cho đến khi bệnh nặng và mắt kém hẳn đi. Đó là bởi khi mắt bạn nhìn kém hơn một chút thì não bộ đã tự động bổ sung thông tin về những thứ xung quanh nên bạn khó nhận ra. Thông thường, những dấu hiệu ban đầu của bệnh này thường là bạn nhìn mọi thứ mờ đi, khó lái xe, đặc biệt là vào ban đêm, khó phân biệt giữa ánh sáng khi giảm đi và có thể dễ vấp ngã khi di chuyển...



Phòng bệnh: Hội Nhãn khoa Mỹ (The American Academy of Opthamology) khuyến cáo tất cả mọi người cần được sàng lọc các bệnh về mắt ban đầu ở tuổi 40, tiếp theo là mỗi 2-4 năm/lần tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của mỗi cá nhân. Sau 65 tuổi, bạn nên kiểm tra hàng năm.

4. Bệnh tiểu đường


Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, có khoảng 8 triệu trong số 29 triệu trường hợp bệnh nhân tiểu đường tại Mỹ chưa được chẩn đoán tại Mỹ. Tiến sĩ Bauman giải thích,một số dấu hiệu cụ thể như khô miệng, cảm thấy rất khát nước, đi tiểu nhiều, và thậm chí nhìn mờ cũng có thể bị nhiều người gạt đi và bỏ qua.

Một dấu hiệu khác cảnh báo bệnh tiểu đường bao gồm thừa nhiều cân, xuất hiện các đám da nâu, gấp nếp trên gáy, nách hoặc háng... Ashita Gupta, bác sĩ nội tiết nhân viên tại bệnh viện Roosevelt Sina ở New York cho rằng những dấu hiệu này thường gặp ở người bắt đầu có sự sản xuất insulin nhiều hơn, mặc dù họ chưa chính thức mắc bệnh tiểu đường.



Phòng bệnh: Hãy sàng lọc bệnh tiểu đường mỗi 3 năm/lần, bắt đầu từ tuổi 45. Nếu bạn đang thừa cân hoặc có các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp hoặc cholesterol cao, bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để tiến hành sàng lọc thường xuyên hơn.

5. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)


Có đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mắc hội chứng này - nguyên nhân chủ yếu do cơ thể sản sinh quá nhiều hormone nam. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng và cuối cùng là làm tăng nguy cơ các bệnh như bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2. Thế nhưng, theo thống kê của tổ chức phi lợi nhuận PCOS Foundation, điều đáng tiếc là chưa đến 50% phụ nữ mắc hội chứng này được chẩn đoán đúng.

Tiến sĩ David Keefe, Trưởng khoa sản phụ khoa tại Trung tâm y tế NYU Langone nói: Hội chứng này có thể bị chị em bỏ qua trong nhiều năm và hầu hết họ chỉ phát hiện ra khi đang cố gắng thụ thai. Hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến sự rụng trứng, có thể khiến cho trứng không rụng thường xuyên, gây ra vô sinh. Đây cũng là hội chứng rất đáng lo ngại vì một nửa số bệnh nhân buồng trứng đa nang sẽ phát triển bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường trước tuổi 40. Họ cũng có nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp, ngưng thở khi ngủ, cholesterol cao và ung thư nội mạc tử cung.



Phòng bệnh: Nếu thấy có các biểu hiện như kinh nguyệt không đều (chu kỳ của bạn có thể là 35 ngày hoặc lâu hơn nếu bạn không uống thuốc tránh thai), nổi nhiều mụn (mà không phải do dậy thì), mọc nhiều lông trên mặt hoặc cơ thể, rụng tóc... thì nên đi khám sớm. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác như xét nghiệm máu để kiểm tra nội tiết tố androgen, đường trong máu, siêu âm để kiểm tra buồng trứng để biết có phải do hội chứng buồng trứng đa nang hay không.

May mắn là bạn có thể giảm nguy cơ mắc hội chứng PCOS bằng cách có lối sống lạnh mạnh với chế độ ăn uống ít carb, tập thể dục thường xuyên để giảm lượng insulin...

6. Ung thư phổi



Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, mặc dù căn bệnh nguy hiểm này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới và phụ nữ nhưng ở giai đoạn đầu nó lại có thể là hoàn toàn không có triệu chứng gì.

"Các dấu hiệu thường chỉ phát ra ngoài khi bệnh đã rất nặng, tỉ lệ tử vong cao hơn nhiều. Điều đáng sợ hơn là hơn một nửa trường hợp bệnh nhân ung thư phổi nữ lại là những người không hút thuốc và không có nguy cơ", Tiến sĩ Nasser Hanna, một chuyên gia ung thư phổi tại Đại học Indiana cho biết.



Phòng bệnh: Nếu bạn là người có tiền sử hút thuốc ít nhất 1 gói/ngày trong 30 năm (ví dụ, một gói một ngày trong 30 năm hoặc 2 gói mỗi ngày trong 15 năm) và trên 55 tuổi, bạn cần được chụp CT phổi hàng năm. Thử nghiệm này đã được chứng minh có thể phát hiện bệnh sớm để giảm tử vong do ung thư phổi khoảng 20%.

Nếu bạn là một người không bao giờ hút thuốc, bạn cũng cần cảnh giác với những biểu hiện khác thường như ho khan mà không biến mất sau khoảng hai tuần, đột ngột thở khò khè, đau ngực, khó thở, hoặc khàn tiếng... Hãy đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng này để được kiểm tra chi tiết, phòng bệnh tốt nhất.

Chúc các bạn có một sức khỏe tốt!!!

Các công dụng của khoai sọ đối với sức khỏe

Khoai sọ rất tốt cho sức khỏe, nó giúp chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Hãy xem bài viết sau đây để rõ nhé!!!

Khoai sọ là một tên gọi chung cho một số loại khoai thuộc chi Araceae được dùng làm thực phẩm. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của khoai sọ đối với cơ thể chúng ta bởi nó cung cấp năng lượng và tốt cho tiêu hóa, Đối với hệ tuần hoàn, nó giúp điều hòa huyết áp và sức khỏe tim mạch. Ngoài ra ăn khoai sọ còn tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể, vượt qua mệt mỏi và chống lão hóa.

Khoai sọ là thực phẩm tốt cho sức khỏe



1. Nguồn năng lượng

Củ khoai sọ cung cấp nhiều calo hơn cả khoai tây, khoảng 100 gram cung cấp 112 calo. Lượng calorie của khoai sọ chủ yếu đến từ các carbohydrate phức hay gọi là các amylose và amylopectin. Tuy nhiên, khoai sọ ít chất béo và protein cao hơn so với ngũ cốc và các loại đậu. Mức protein có trong khoai sọ có thể được so sánh với các nguồn thực phẩm nhiệt đới khác như khoai lang, sắn… có thể là một nguồn năng lượng thay thế cho lương thực lúa gạo.

2. Tốt cho tiêu hóa

Khoai sọ là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn uống, khoảng 100 gram củ khoai sọ cung cấp cho 4,1 gam hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Cùng với chất xơ, carbohydrate phức sẽ làm chậm tiêu hóa và chất xơ trong chúng cũng giúp tăng dần lượng đường trong máu.

3. Đối với một trái tim khỏe mạnh

Hơn nữa, khoai sọ cũng cung cấp một số loại khoáng sản quan trọng như kẽm, magiê, đồng, sắt và mangan. Hơn nữa, nó còn chứa hàm lượng kali cao. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp điều chỉnh nhịp tim.

4. Giúp ổn định huyết áp

Ngoài tốt cho tim, kali chứa trong khoai sọ rất tuyệt vời để giúp ổn định và giảm huyết áp, đặc biệt là đối với những người có huyết áp cao.

5. Tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể

Củ khoai sọ chứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa khác có lợi cho việc giữ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do, cơ thể sẽ tỉnh táo và chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm.

6. Khắc phục mệt mỏi


Chất bột đường chứa trong khoai sọ rất nhỏ nên tốt cho các vận động viên trong việc khắc phục mệt mỏi vì ăn khoai sọ cung cấp năng lượng nhưng lại không làm tăng glucose trong máu.

7. Chống lão hóa

Khả năng xử lý của các gốc tự do và tái tạo tế bào khi ăn khoai sọ là tuyệt vời và rất quan trọng để duy trì độ dẻo dai của các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là các tế bào da. Nó rất hữu ích trong việc chống lão hóa sớm.

Nên ngâm khoai sọ trước khi nấu

Một lưu ý nhỏ là khi ăn nhiều khoai sọ có thể gây ra các triệu chứng của sỏi thận và bệnh gút cũng như các biến chứng sức khỏe khác nếu không được sơ chế tốt, ví dụ như bạn nên luộc khoai sọ trước khi nấu canh hoặc chế biến các món ăn khác, hoặc ngâm qua đêm trước khi nấu ăn, nhằm mục đích làm giảm lượng oxalate.

Chúc các bạn ngày càng khỏe mạnh!!!

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Bật mí cách chiên đồ ăn không bị bắn dầu ra ngoài


Chỉ với vài mẹo nhỏ dưới đây thì công việc bếp núc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy cùng theo dõi bài viết để rõ nhé!


Chiên rán không bị dầu bắn ra ngoài

Lựa chọn chảo thích hợp


Bạn nên chọn chảo có thành cao ít nhất 5 phân để không bị bắn.

Hãy lựa chọn cho mình một chiếc chảo chống dính tốt việc này giúp bạn lật đồ ăn nhanh hơn và cũng giúp đồ ăn khó bị cháy. Lòng chiếc chảo rộng để chiên. Độ cao của thành chảo ít nhất là 5 cm để mỡ khó bắn ra ngoài hơn.

Về thực phẩm cần chiên

Không nên cho khoai tây vừa ngâm nước xong vào chảo ngay hoặc các đồ ăn ở tủ đá không nên bỏ ra ngoài cho hết đông rồi mới thả vào chảo vì lúc này trong thực phẩm có chứa nước. Thực phẩm chứa nước khi cho vào chảo có dầu ăn đang sôi sẽ làm dầu ăn bắn tung tóe. Nước và dầu ăn là hai loại chất lỏng không hòa tan được với nhau. Rau củ mới rửa xong hoặc đang được đun sôi mới vớt ra cũng không nên chiên ngay. Hãy để ráo nước và nguội hẳn rồi mới tiếp tục chiên.

Sử dụng muối
Nên tận dụng công dụng của muối. Khi cho dầu vào chảo, hãy đợi dầu thật sôi thì rắc thêm ít muối dàn đều ra rồi hãy cho những thực phẩm có nhiều chất béo vào chiên. Muối sẽ góp phần hạn chế dầu bị văng ra bên ngoài trong quá trình chiên thức ăn. Ngoài ra muối còn khử độc tố trong dầu ăn rất tốt.

Mẹo để rán không bị dính chảo


Cho gừng vào chảo trước khi đổ dầu chiên sẽ không bị sát.

Sử dụng gừng: Sau khi chảo khô, trước khi đổ dầu vào chảo, hãy xát một lát gừng sống vào toàn bộ đáy và thành chảo. Gừng sống và dầu mỡ kết hợp lại sẽ tạo một màng trơn không để thực phẩm vào dính chảo.

Dùng rượu nho hoặc giấm: Thay vì xát gừng, bạn cũng có thể cho vài giọt rượu nho đỏ (hoặc một ít giấm), tráng đều lên mặt chảo sau khi chảo đã nóng, sau đó mới cho dầu vào, đợi dầu sôi mới thả thực phẩm vào chiên rán.

Muốn thực phẩm không dính chảo, trước khi rán nó, hãy rán 1 quả trứng trước (đảm bảo chỉ cho trứng vào chảo sau khi dầu đã sôi).

Mẹo để thực phẩm không bị ngấm dầu khi chiên


Để dầu sôi nóng già trước khi cho thực phẩm vào chiên, sau đó vặn lửa nhỏ và giữ nhiệt độ ở mức ổn định để chiên vàng bề mặt ngoài thực phẩm nhanh chóng.

Không nên để lửa quá to, thực phẩm nhanh bị cháy và không chín đều nhưng cũng không nên để lửa quá nhỏ, thực phẩm sẽ ngấm nhiều dầu lớn hơn bình thường. Vùng nhiệt độ tốt để chiên nằm trong khoảng 350 độ F đến 375 độ F (tương đương với 177 – 191 độ C).

Chúc các bạn có một sức khỏe tốt!!!