Nuôi dạy trẻ như thế nào cho tốt luôn là vấn đề được
các bậc phụ huynh quan tâm. Đặc biệt là quá trình nuôi dạy khi trẻ còn nhỏ. Nếu
hình thành được những thói quen tốt ngay từ nhỏ thì việc chăm sóc và nuôi dạy
trẻ sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc để trẻ hình thành những thói xấu ảnh hưởng
đến quá trình phát triển sau này. Dưới đây là 6 thói quen mà các cha mẹ nên cố
gắng hình thành cho trẻ khi còn nhỏ, giúp trẻ phát triển môt cách hoàn thiện nhất.
Dọn
dẹp
Nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng trẻ còn nhỏ nên không thể
dọn dẹp nên thường để trẻ tự chơi tự bày bừa và cuối cùng mình là người thu dọn
chiến tích của con. Tuy nhiên, nếu để vậy lâu dài sẽ hình thành cho trẻ một sự
không ngăn nắp cũng như thói quen xấu khi lớn lên. Cha mẹ nên tạo cho các em
thói quen tự trang trí và dọp dẹp căn phòng ngủ của mình vì thói quen dọn dẹp
nhà cửa gọn gàng cũng sẽ dần dần trở thành thói quen gọn gàng trong tư duy và
phong cách làm việc trong cuộc sống sau này của các em.
Viết
chữ đẹp
Người xưa đã có câu, “ Nét chữ nết người,” nhằm nhấn mạnh
rằng nét chữ phần nào nói lên được những nét đẹp nơi tính cách của người viết.
Khi các em đi học và viết chữ đẹp, mạch lạc, rõ ràng, cha mẹ cũng sẽ yên tâm
hơn- bởi các em đang phát triển những nết tốt như sự cẩn thận, kiên trì và ngăn
nắp, bắt đầu từ những con chữ đầu tiên.
Bài
tập viết lòng biết ơn
Nữ hoàng truyền thông Mỹ Oprah Winfrey, doanh nhân
kiêm nhà truyền động lực huyền thoại Tony Robbin, và rất nhiều những nhân vật
thành công trên thế giới khác đều thừa nhận sức mạnh của lòng biết ơn-bởi lòng
biết ơn đem đến niềm hạnh phúc, thậm chí trong những giai đoạn khó khăn.
Cha mẹ hãy cho các em mỗi sáng thức dậy tập viết 5 điều
mà các em biết ơn ra giấy. Ví dụ, 1. Con biết ơn vì mẹ đã dậy sớm làm bánh mỳ
cho con ăn, 2. Con biết ơn cha đã đưa con đến trường buổi sáng khi mà trời nắng
nóng và tắc đường, 3. Con biết ơn bà đã ôm con vào lòng và kể truyện cổ tích
cho con nghe khi con khóc…
Khi các em bắt đầu tập biết ơn cuộc sống- các em từ từ
luyện tư duy của mình để luôn thấy được những điều kì diệu nhỏ bé đã luôn hiện
diện xung quang các em- những niềm hạnh phúc thường ngày của các em.
Thói
quen ghi nhật kí thường xuyên
Thật ra thói quen này vẫn còn ở nhiều người trưởng
thành và những người có thói quen này đa số đều rất thành công.
Ở Các trường đại
học tại Mỹ thường đào tạo nên nhiều thế hệ các nhà văn bằng một bài tập là cho
họ viết nhật kí hàng ngày (daily journal) trong suốt khóa học. Viết nhật kí
giúp các nhà văn mài sắc óc quan sát, gom góp nhiều ý tưởng hay theo thời gian,
làm rõ suy nghĩ của mình trên trang giấy.
Cha mẹ hãy vận dụng phương pháp giáo dục đơn giản này
-bằng cách để các em viết nhật kí biểu lộ cảm xúc suy nghĩ chân thực của các em
mỗi ngày, điều các em thích làm, không thích làm và những lỗi hay mắc. Khi đọc
những dòng chữ ấy, cha mẹ sẽ hiểu các em nhiều hơn và phát triển được tiềm năng
vốn có của các em.
Và thói quen viết nhật kí, nhiều năm sau này sẽ là nền
tảng để các em giao tiếp tốt hơn, diễn thuyết hay hơn và tự tin hơn trên các diễn
đàn.
Thói
quen chào hỏi mọi người
Chào hỏi là lẽ tất yếu đối với cả trẻ con và người lớn.
Đó như một phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp.
Hãy dạy các em chào hỏi lễ phép với những người hàng
xóm hay họ hàng xung quanh vì sự lễ phép là rất quan trọng -để hình thành nhân
cách tốt và sự thành công trong việc giao tiếp sau này. Hơn thế nữa, đó là nét
văn hóa truyền thống quý giá của người Việt Nam cần được bảo tồn và lưu giữ qua
nhiều thế hệ.
Hỏi
sự hỗ trợ khi cần
Ngay cả chúng ta khi gặp khó khăn cũng cần người khác
giúp đỡ phải không nào. Dù có giỏi giang đến đâu, nhưng cũng có những việc
chúng ta không tự mình làm được, cũng có những việc một cái đầu nghĩ sẽ không bằng
nhiều cái đầu hợp lại. Đó không chỉ đơn giản là sự giúp đỡ thông thường, đó
cũng được coi là một kĩ năng- kĩ năng hỏi sự hỗ trợ.
Đối với trẻ, cái cha mẹ cần dạy cho các em là- có thể hỏi sự hỗ trợ từ cha mẹ,
thầy cô, họ hàng và những người xung quanh- bất cứ khi nào các em gặp khó khăn
hay khúc mắc trong cuộc sống. Kĩ năng này sẽ giúp các em bảo vệ được bản thân
và những bạn bè xung quanh. Đồng thời kĩ năng này cũng tập cho các em quen làm
việc nhóm và hỗ trợ các bạn cùng nhóm sau này.
Để cho con mình phat triển một cách hoàn thiện nhất,
cha mẹ hãy luôn là người dẫn đường, che chở và bảo vệ cũng như quan sát. Hãy cố
gắng hình thành những thói quen tốt cho con ngay khi có thể, để chúng có thể vận
dụng vào cuộc sống khi trưởng thành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét